(Franconomics-2021) Không gian 03: Chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 ở các nước đang phát triển

Thứ bảy - 15/05/2021 16:53
(Franconomics-2021) Không gian 03: Chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 ở các nước đang phát triển

Không gian thảo luận 03 về chủ đề "Chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 ở các nước đang phát triển" nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Franconomics-2021 do OIF, AUF và IFI đồng tổ chức. Franconomics-2021 được tổ chức vào ngày 24-25/11/2021 tại Hà Nội với chủ đề "Những vấn đề đặt ra đối với chuyển đổi số và tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu trong thời đại Covid-19".

GIỚI THIỆU CHUNG:

Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp là một chặng đường phát triển của lịch sử loài người khi những đột phá lớn về khoa học và công nghệ tạo ra thay đổi về phương thức sản xuất và dẫn đến thay đổi sâu sắc mọi mặt của xã hội. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là một chặng đường như vậy với đột phá của các công nghệ số dẫn đến sự thông minh hóa mọi mặt của xã hội, trong đó, chuyển đổi số được xem là “xương sống”, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó tạo ra giá trị lợi nhuận to lớn.

CMCN 4.0 đang dần hiện hữu và có tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Các nước đều tăng cường đổi mới công nghệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, CMCN 4.0 không chỉ mang đến cơ hội to lớn để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, mà cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường, nhất là với các nước đang phát triển. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chuyển đổi số hiệu quả, tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0 để giải quyết các bài toán kinh tế - xã hội, hướng tới phát triển bền vững?

CHỦ TỌA:

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch Hiệp hội phần mềm nguồn mở (VFOSSA)

DIỄN GIẢ:

1. Ông Chrysostome NKOUMBI-SAMBA, Người sáng lập Doanh nghiệp Afrik@cybersecurité, Chuyên gia về An ninh mạng, Cộng hòa Congo

2. Ông Nobuya Haraguchi, Trưởng phòng Nghiên cứu và Tư vấn Chính sách, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)

3. Bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện UNIDO tại Việt Nam, Đại diện Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

THƯ KÝ: 

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Viện Quốc tế Pháp ngữ

NGƯỜI THAM DỰ THẢO LUẬN:

1. Ông TOGOLA Gaoussou, Cộng hòa Mali

2. Ông DANGNON Emmanuel, Kỹ sư Tập đoàn ASEMI SA

3. Bà Jessy Carmelle Petit-Frère, Đại học Công lập miền Nam (Les Cayes, Haiti)

4. Ông BAH Ousmane, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Thương mại Quốc gia, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Doanh nghiệp Guinea

5. Ông René MBOYA, Trưởng Văn phòng An ninh Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Cơ quan Quản lý Bưu chính và Viễn thông tại Cộng hòa Dân chủ Congo (ARPTC)

6. Bà Nguyễn Thu Hà, Giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

7. Ông Hoàng Thái Hà, Giảng viên Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

8. Ông Lê Tuấn Anh, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ

9. Ông Đặng Văn Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

10. Ông Nguyễn Duy Quỳnh, Giảng viên Trường Đại học KHXH& NV, ĐHQGHN

11. Bà Trần Thủy, Phóng viên Báo Đấu thầu

12. Bà Nguyễn Thị Hiền Oanh, Giảng viên Trường Đại học Sài Gòn

13. Ông Nguyễn Hoài Linh, Giảng viên IT FPT Jetking

 

 

 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU
global fanpage