Hội thảo quốc tế “Kinh tế số: Nhận diện, định vị các tiềm năng và thách thức”

Thứ tư - 23/08/2023 18:29

Ngày 23/8, Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Kinh tế số: Nhận diện, định vị các tiềm năng và thách thức” cùng sự đồng hành của Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI), Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của chuỗi Hội thảo Khoa học liên ngành - DAAS do ĐHQGHN bảo trợ.

Hội thảo diễn ra trong không khí làm việc phấn khởi giữa các diễn giả và khách mời, và đã kết thúc thành công tốt đẹp tại Đại học Quốc gia Hà Nội vào chiều thứ Tư, ngày 23/8/2023. Xem toàn bộ tham luận của Hội thảo tại đây. Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Các đại biểu và diễn giả chụp hình lưu niệm tại Hội thảo

 

Về phía khách mời-đại biểu có ông Edgar DOERIG, Trưởng Đại Diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; ông Ahmed Aissa, Phó Đại Sứ, Đại sứ quán Vương Quốc Ma-rốc tại Việt Nam; ông Roman Nilov, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam; ông Somvilay Chanthavong, Bí Thư thứ 2, Đại sứ quán CHDCND Lào tại Hà Nội; ông Mang Kinal, Bí Thư thứ 2, Đại sứ quán Vương quốc Campuchia tại Việt Nam; ông Pierre Bonnet, Nhà tư vấn, Nhà đầu tư Công ty HLFL Consulting Singapore; bà Jeanne Goffinet và bà Phan Kim Vân, Phụ trách các dự án hữu nghị, Hội Hữu nghị Pháp-Việt; ông Vũ Đỗ Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thăng Long. 

 

Về phía IFI có ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa; ông Ngô Tự Lập, Nguyên Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (nay là Khoa Quốc tế Pháp ngữ-IFI); ông Đào Tùng, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác chính trị học sinh sinh viên (IFI-FORMATION).

Tham gia thảo luận tại Hội thảo có các diễn giả: ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI); bà Jessy Carmelle Petit-Frère, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Haiti, Giáo sư Đại học Công lập miền Nam (Les Cayes, Haiti); ông Kaloyan Kolev, Phụ trách Dự án hợp tác, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (OIF); ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương; ông Aminou Akadiri, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Thương mại và Thương nghiệp Tây Phi, Giám đốc khu vực tư nhân, Ủy ban ECOWAS; ông Dragos Paun, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Kinh doanh, Đại học Babeș-Bolyai, Roumani. Các diễn giả đến từ 5 điểm cầu trên thế giới: Việt Nam, Pháp, Haiti, Roumani, Nigeria và các khách mời tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các Doanh nghiệp, các chuyên gia, học giả đang hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế số trong nước và quốc tế cùng đại diện các đơn vị thông tấn báo chí. 

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ khẳng định Kinh tế số đang có tiềm năng khai thác rất lớn ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, tuy nhiên sự phát triển của lĩnh vực này còn gặp một số rào cản như vấn đề bảo mật thông tin, thiếu sót về hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực hay thể chế. Do đó, Hội thảo quốc tế "Kinh tế số: nhận diện, định vị các tiềm năng và thách thức" được tổ chức nhằm mục đích quy tụ các học giả, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước để trao đổi, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm mới nhất của Việt Nam và thế giới về Kinh tế số. Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ cũng cho biết Hội thảo không chỉ mở đầu cho chuỗi hội thảo khoa học liên ngành Diderot Advance Academic Seminars (DAAS) tổ chức thường niên do IFI khởi xướng mà còn nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập IFI (1993-2023). Trong 3 thập kỷ hình thành và phát triển, IFI đã và đang đào tạo những nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển Kinh tế số như các chương trình thạc sĩ về Công nghệ thông tin, Truyền thông số và Xuất bản hay Công nghệ tài chính. Ngoài ra, IFI cũng triển khai những khóa đào tạo ngắn hạn về Blockchain, phân tích dữ liệu (data analytics) cũng như kết hợp với Viện Chiến lược Chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nền Kinh tế số của Việt Nam.

 

Tiếp nối phần khai mạc, Phiên toàn thể của Hội thảo với chủ đề “Tổng quan về Kinh tế số tại Việt Nam và trên thế giới” đã diễn ra với sự tham gia diễn thuyết của ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) với chủ đề “Bản chất của Kinh tế số trong quá trình chuyển đổi số” và bà Jessy Carmelle Petit-Frère, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Haiti, Giáo sư Đại học Công lập miền Nam (Les Cayes, Haiti) với chủ đề “Hợp tác phát triển Kinh tế số trên thế giới và bài học với Haiti”. Trong phần trình bày của mình, ông Lê Nguyễn Trường Giang đã làm rõ bản chất của khái niệm Kinh tế số, cách đánh giá hiệu quả của Kinh tế số, những xu hướng mới của lĩnh vực này trong tương lai cũng như đề xuất những hướng tư duy mới để có thể nắm bắt và vận dụng Kinh tế số một cách hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong kỷ nguyên công nghệ. Ngoài ra, ông Trường Giang cũng chia sẻ về một số mô hình Kinh tế số tiêu biểu trên thế giới như Uber, Facebook, Airbnb, Alibaba,..., từ đó đưa ra những kinh nghiệm thực tế cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ
Ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ
Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI)
Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI)

 

Tiếp đó, với vốn kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, bà Jessy Carmelle Petit-Frère nhận định quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế số cần lấy con người làm trung tâm. Mỗi quốc gia phải nghiên cứu và khai thác Kinh tế số một cách hiệu quả để có thể tiến hành chuyển đổi số trên quy mô lớn, từ đó đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển bền vững. Bà Petit-Frère cũng phân tích tình hình phát triển Kinh tế số tại Haiti, đồng thời khẳng định đây sẽ là thị trường mở tiềm năng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam.

Bà Jessy Carmelle Petit-Frère, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Haiti, Giáo sư Đại học Công lập miền Nam, Les Cayes, Haiti (tham dự online)
Bà Jessy Carmelle Petit-Frère, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Haiti, Giáo sư Đại học Công lập miền Nam, Les Cayes, Haiti (tham dự online)

 

Kết thúc Phiên toàn thể với những thông tin mang tính tổng quan về Kinh tế số, Phiên tham luận chuyên sâu tiếp tục diễn ra sôi nổi với phần trình bày của các diễn giả: ông Aminou Akadiri, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Thương mại và Thương nghiệp Tây Phi, Giám đốc khu vực tư nhân, Ủy ban ECOWAS, Nigeria với tham luận Tác động của chuyển đổi số đến kinh tế khu vực châu Phi và triển vọng hợp tác Việt - Phi; ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương với tham luận Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam; ông Kaloyan Kolev, Phụ trách Dự án hợp tác, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (OIF) với tham luận Chiến lược của cộng đồng Pháp ngữ trong phát triển Kinh tế số; ông Dragos Paun, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Kinh doanh, Đại học Babeș-Bolyai (Roumani) với tham luận Tác động của số hóa trong giáo dục sau đại học và những so sánh về giáo dục số trong thời kỳ phát triển Kinh tế số sau đại dịch.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương
Ông Nguyễn Hữu Tuấn Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương
Ông Kaloyan Kolev, Phụ trách Dự án hợp tác, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (OIF)
Ông Kaloyan Kolev, Phụ trách Dự án hợp tác, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (OIF)
Ông Aminou Akadiri, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Thương mại và Thương nghiệp Tây Phi, Giám đốc khu vực tư nhân, Ủy ban ECOWAS, Nigeria (tham dự online)
Ông Aminou Akadiri, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Thương mại và Thương nghiệp Tây Phi, Giám đốc khu vực tư nhân, Ủy ban ECOWAS, Nigeria (tham dự online)
Ông Dragos Paun, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Kinh doanh, Đại học Babeș-Bolyai, Roumani (tham dự online)
Ông Dragos Paun, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Kinh doanh, Đại học Babeș-Bolyai, Roumani (tham dự online)

 

Ngoài hai Phiên diễn thuyết chính cùng các chuyên gia, học giả, nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước, Hội thảo “Kinh tế số: Nhận diện, định vị các tiềm năng và thách thức” còn có Phiên thảo luận do ông Đào Tùng, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác chính trị học sinh sinh viên tại IFI làm chủ tọa. Các câu hỏi đã được đặt ra nhằm thảo luận, đối thoại về khái niệm Kinh tế số, cơ hội và thách thức trong phát triển Kinh tế số ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, các chính sách, xây dựng môi trường thể chế và pháp lý phù hợp để đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực Kinh tế số hiện nay.

Phiên thảo luận tại Hội thảo
Phiên thảo luận tại Hội thảo

 

Hội thảo diễn ra trong không khí làm việc phấn khởi giữa các diễn giả và khách mời, và đã kết thúc thành công tốt đẹp tại Đại học Quốc gia Hà Nội vào chiều thứ Tư, ngày 23/8/2023.

Xem toàn bộ tham luận của Hội thảo tại đây.

 

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo
 Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Hội thảo có sự tham gia của các học viên Thạc sĩ Công nghệ thông tin tại IFI
Hội thảo có sự tham gia của các học viên Thạc sĩ Công nghệ thông tin tại IFI

 


 
 Từ khóa: IFI, Hội thảo, DAAS
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU
global fanpage