Thông cáo báo chí: Tọa đàm Tiết độ là gì?

Thứ năm - 03/08/2023 10:37

Viện Pháp tại Hà Nội và Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), ĐHQGHN xin kính mời quý vị đến tham dự Tọa đàm «Tiết độ là gì - Làm cách nào để chuyển từ một xã hội luôn đòi hỏi nhiều hơn sang một xã hội tiết độ?» , với sự tham gia của các diễn giả: GS Dominique Méda, Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành về khoa học xã hội (IRISSO) kiêm Chủ tịch Viện Veblen, Giáo sư xã hội học tại Đại học Paris Dauphine-PSL và ông Ngô Tự Lập, nhà giáo, nhà văn, dịch giả và nhà nghiên cứu văn hóa, nguyên Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) – ĐHQGHN (Nay là Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI) – ĐHQGHN).

fbc

VỀ SỰ KIỆN

Trong quyển giới thiệu hiệp hội négaWatt, ta có thể đọc được như sau: “Những bất công sâu sắc, gia tăng tổn hại môi trường, lãng phí nguồn lực hạn chế… Về mặt môi trường, hiện trạng đã trở nên quá tải. Vậy nhưng chúng ta vẫn tiếp tục sản xuất và tiêu thụ càng lúc càng nhiều hơn với thái độ hệt như loài đà điểu, đầu vùi êm vào cát: các thế hệ tương lai sẽ nhìn chúng ta như những kẻ lãng phí đáng sợ, đồng thời cũng là những kẻ gây ô nhiễm vô tâm, để lại cho con cháu nỗi lo giải quyết rác thải. (…)

Sự hiện đại mang theo nó suy nghĩ cho rằng Tự nhiên có thể được dùng như kho dự trữ vô hạn những nguồn lực và lợi ích phục vụ loài người. Từ thời Descartes và Bacon đã phổ biến một mẫu hình chinh phục và khai thác Tự nhiên bởi loài người, một thái độ mà ở đó sử gia Lynn White đã nhìn ra mầm mống qua nội dung Sách Sáng thế. Mọi khuôn khổ năng lực nhận thức và chính sách của chúng ta đều bảo vệ ý tưởng mà theo đó việc lúc nào cũng tiêu dùng nhiều hơn nữa và sản xuất nhiều hơn nữa là những dấu hiệu văn minh và nhân loại có xu hướng xây dựng thế giới bên ngoài theo hình ảnh của mình. Từ những năm 1960, người ta đã tố cáo những nguy cơ xuất phát từ quan điểm như vậy về Thế giới. Kể từ sau báo cáo Meadows, Limits to Growth, càng lúc càng nhiều tiếng nói cất lên nhằm phát triển những thái độ mới. Năm 1949, Aldo Leopold đề xuất triển khai một đạo đức học về trái đất, và chuyển từ mẫu hình chinh phục và khai thác trái đất sang mẫu hình tôn trọng, yêu thương và chăm sóc. Philippe Descola nhắc nhớ chúng ta rằng ngoài chủ nghĩa tự nhiên (thuyết nhị nguyên loài người/tự nhiên), còn tồn tại nhiều vũ trụ luận khác và nhiều mối quan hệ loài người/tự nhiên khác. Đưa xã hội chúng ta vào công cuộc cải tổ sinh thái học dẫn đến giả thuyết sẽ nảy sinh sự rẽ hướng triệt để: thay đổi vũ trụ luận, hệ giá trị và chỉ số.

Đã đến lúc cấp bách phải tập trung trở lại vào vấn đề cốt yếu, ưu tiên cái cần thiết, giảm thiểu sự thừa mứa và loại bỏ sự gây hại. Thay thế cung siêu tiêu dùng hiện nay bằng một cung thông minh trong tiêu dùng: tiết độ sẽ từ đó mà ra.

VỀ DIỄN GIẢ

GS. Dominique Méda là một Nhà xã hội học, triết gia, hiện là giáo sư xã hội học tại Đại học Paris Dauphine, sau khi từng là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Việc làm CH Pháp. Từng là sinh viên của École Normale Supérieure và École Nationale d'Administration, chuyên ngành triết học và được ủy quyền chỉ đạo nghiên cứu về xã hội học, bà là giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chính trị ở Paris. Bà cũng là Tổng thanh tra các vấn đề xã hội.

Ông Ngô Tự Lập là nhà giáo, nhà văn, dịch giả và nhà nghiên cứu văn hóa. Ông hiện là Tổng biên tập Ấn phẩm Khoa học Cộng đồng Pháp ngữ tại châu Á - Thái Bình Dương và là Giám đốc sáng lập Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, nguyên Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (Nay là Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), ĐHQGHN).

Thông tin tọa đàm:

Thời gian: 15h00, Thứ Ba ngày 29/8/2023

Địa điểm: Hội trường P104, Nhà E5, Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI) – ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Ngôn ngữ: Phiên dịch song song Pháp-Việt

Để đăng ký tham dự chương trình, xin vui lòng liên hệ:

Nguyễn Thị Hồng

Chuyên viên truyền thông / Chargée de communication
Viện Pháp tại Việt Nam / Institut français du Vietnam
Viện Pháp tại Hà Nội / Institut français de Hanoi
15 Thien Quang,, Hanoi

https://ifv.vn

nguyen.thi.hong@ifv.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU
global fanpage