Khoa Quốc tế Pháp ngữ

https://ifi.vnu.edu.vn:443


Phòng nghiên cứu và nhóm nghiên cứu

IFI có hai phòng nghiên cứu (PNC) là PNC Đa phương tiện, Hệ thống thông minh và Công nghệ thông tin (MSI), PNC Truyền thông, Văn hóa và Khởi nghiệp (ECCE) và một Nhóm nghiên cứu chuyên ngành mang tên Diderot Lab.

PNC Đa phương tiện, Hệ thống thông minh và Công nghệ thông tin (MSI)

Thành lập tháng 3 năm 2006, MSI có nhiệm vụ hỗ trợ các chương trình đào tạo Thạc sĩ; tiến hành các dự án nghiên cứu và tham gia vào việc đào tạo Tiến sĩ theo hình thức đồng hướng dẫn. Trong giai đoạn 2007-2009, nhóm nghiên cứu MSI cộng tác chặt chẽ với Viện nghiên cứu phát triển (Institut de Recherche pour le Developpement, IRD) của Pháp trong khuôn khổ chương trình Nhóm nghiên cứu trẻ liên kết với IRD (Jeune Equipe Associée à l’IRD). Từ 2009 đến 2013, nhóm nghiên cứu MSI là thành viên của đơn vị nghiên cứu quốc tế hỗn hợp về Mô hình hóa và mô phỏng tin học các hệ thống phức tạp (UMI UMMISCO) của IRD. Trong giai đoạn 2014 – 2017, phòng nghiên cứu MSI tiếp tục là một đơn vị đầu mối trong tổ hợp nghiên cứu quốc tế UMMISCO – IRD và là trụ sở hoạt động của nhóm nghiên cứu UMMISCO Vietnam. Thông qua phòng nghiên cứu MSI, IFI đã tham gia triển khai nhiều đề tài, dự án trong và ngoài nước trên chủ đề nghiên cứu mô hình hóa và mô phỏng tin học. Đây là một chủ đề mang tính đa ngành và liên ngành, có lợi thế kết hợp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu triển khai, định hướng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam và khu vực, bao gồm: nông nghiệp, quy hoạch đô thị, phòng chống thiên tai, môi trường, phát triển công nghiệp và các lĩnh vực khác.

Thành tích nghiên cứu của MSI:

  • Đã và đang thực hiện hơn 30 đề tài, dự án và chương trình nghiên cứu (tất cả đều là dự án quốc tế, trong đó IFI tham gia với tư cách là thành viên)

  • Đồng hướng dẫn: 18 nghiên cứu sinh (trong đó đã có 12 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Tin học).)

  • Hàng năm nhóm nghiên cứu MSI và UMMISCO Việt Nam công bố khoảng 30 báo cáo khoa học trên các tạp chí uy tín và kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện. Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian 2009 – 2014, các nhà khoa học của nhóm đã công bố (đồng tác giả) hơn 20 bài báo thuộc danh mục ISI/SCOPUS và 2 sách chuyên khảo.

PNC Truyền thông, Văn hóa và Khởi nghiệp

Thành lập vào tháng 01 năm 2015 theo Quyết định số 334/QĐ-ĐHQGHN ngày 23/01/2015 của Giám đốc ĐHQGHN.

Hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực của khoa học máy tính và công nghệ truyền thông đa phương tiện.

 

Nhóm nghiên cứu liên ngành (Diderot Lab)

Năm 2016, nhóm nghiên cứu liên ngành mang tên Diderot Lab được thành lập với thành viên là các nhà khoa học của nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Một trong những trọng tâm nghiên cứu của Diderot Lab là ứng dụng CNTT để thực hiện các nhiệm vụ, dự án liên ngành, đặc biệt các dự án quốc tế có sự tham gia của các đối tác Pháp ngữ như dự án số hóa nhằm bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, dự án nghiên cứu hệ thống giáo dục các nước Pháp ngữ, dự án trao đổi chuyên gia Pháp ngữ... Những dự án này là tỏ ra có tiềm năng và tính thực tiễn cao, nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, các quĩ bảo tồn di sản quốc tế, và đặc biệt là các tổ chức quốc tế như UNESCO, IRD…

Danh sách thành viên Diderot Lab:

  • Ngô Tự Lập (Viện Quốc tế Pháp ngữ, Việt Nam, Trưởng nhóm)

  • Chu Thùy Anh (Viện Vật lý, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam)

  • Nguyễn Ngọc Bình (ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, Việt Nam)

  • James Borton (Coastal Carolina University, Mỹ)

  • Pascal Bourdeau (École Pratique des Hautes Études, Pháp

  • GS. Joseph Dumer (ĐH Clarkson, Mỹ)

  • Corinne Flicker (ĐH Aix Marseille, Pháp)

  • Natasha Kraevskaya (ĐH Quốc Gia Moskva)

  • Alain Guillemin (Trung Tâm Khoa học Quốc gia, Pháp)

  • Nguyễn Hữu Hải (Viện Quốc tế Pháp ngữ)

  • Ngô Thanh Huệ (Khoa Quốc tế ĐHQGHN)

  • Nguyễn Thị Hiệp (Trung tâm Đông Nam Á - CNRS, Pháp)

  • Nguyễn Giáng Hương (Thư Viện Quốc Gia, Pháp)

  • Lê Trọng Phương (ĐH Bonn, Đức)

  • Nguyễn Hồng Quang (Viện Quốc tế Pháp ngữ, Việt Nam)

  • Đinh Hồng Vân (ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN)

  • Tôn Thất Thanh Vân (ĐH Creteil, Pháp)

  • Hồ Tường Vinh (Viện Quốc tế Pháp ngữ)

  • Jack Yeager (ĐH Louisiana State University)