THÔNG BÁO HỌC BỔNG Thạc sĩ Thông tin - truyền thông, chuyên ngành Truyền Thông Số & Xuất Bản (2022-2023)

Chương trình Thạc sĩ Thông tin và Truyền thông, chuyên ngành Truyền thông số và Xuất bản của ĐH Toulon và Viện Quốc tế Pháp ngữ (ĐHQGHN) có mục đích đào tạo chuyên gia truyền thông trên nền tảng công nghệ thông tin. Chương trình là cơ hội:
- Bổ sung kiến thức về truyền thông số và xuất bản cho các cử nhân tiếng Pháp và các ngành khoa học xã hội và nhân văn muốn làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
- Bổ sung kiến thức về truyền thông cho các cử nhân khoa học kỹ thuật.
- Hiện đại hóa nghiệp vụ cho các cử nhân báo chí – xuất bản, các phóng viên và biên tập viên.

​​I. THÔNG TIN CHUNG

1. Lợi thế của chương trình:

Ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực Thông tin – Truyền thông, ngành học rất quan trọng, có nhu cầu xã hội cao trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.

Nội dung đào tạo theo chuẩn Châu Âu, và bằng tốt nghiệp có giá trị toàn cầu.

Thời gian học tập rút ngắn với 14 tháng bao gồm cả thời gian thực tập và bảo vệ luận văn.

Đầu vào mở cho các ngành kinh tế, quản lý, ngôn ngữ và cả các ngành học khối kỹ thuật.

Chương trình này được đánh giá thuộc nhóm 03 chương trình học uy tín nhất của Pháp về chất lượng học viên tốt nghiệp.

2. Chương trình đào tạo:

Tổng số tín chỉ phải tích lũy là 60 tín chỉ (ECTS Châu Âu) gồm 5 khối kiến thức và 1 đợt thực tập, viết luận văn:

UE1- Chuyển dịch và phương tiện xã hội và kỹ thuật trong thông tin - truyền thông

UE2- Môi trường số/Cơ hội, thách thức và triển vọng

UE3- Giảng dạy và thực hành kỹ thuật số

UE4- Dự án sản phẩm số

UE5- Dự án nghề nghiệp

UE6- Phương pháp thực tập và luận văn

3. Hình thức, thời gian và địa điểm đào tạo:

Hình thức đào tạo: Tập trung

Thời gian đào tạo: 14 tháng, bao gồm 12-18 tuần thực tập

Học viên theo học đầy đủ các học phần, hoàn thành thực tập tốt nghiệp và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp sẽ được cấp bằng của ĐH Toulon

Tên văn bằng do Đại học Toulon (Cộng hoà Pháp) cấp: Master de Sciences Humaines et Sociales, mention Information et Communication, spécialité Communication Digitale et Editoriale

Địa điểm đào tạo: Viện Quốc tế Pháp ngữ, 144 Xuân Thủy, Hà Nội

II. KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ HỌC BỔNG

1. Học phí (2022-2023): 

  • Ứng viên đã có B2 tiếng Pháp hoặc tương đương : 112.000.000 đồng
  • Ứng viên chưa biết tiếng Pháp (+10 tháng học tiếng): 159.000.000 đồng

2. Học bổng

  • Học bổng hỗ trợ chỗ ở tại ký túc xá ĐHQGHN dành cho ứng viên quốc tế.
  • Học bổng xuất sắc thực tập tại châu Âu trị giá 30.000.000 đồng.
  • Số lượng, định mức, hình thức và điều kiện cấp học bổng điều chỉnh theo từng năm do hội đồng xét cấp học bổng của Viện Quốc tế Pháp ngữ quyết định

III. THÔNG TIN TUYỂN SINH

1. Quy mô tuyển sinh:  60 học viên/lớp/khóa; 01 khóa /năm

2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển (bao gồm xét hồ sơ và phỏng vấn)

3. Lịch trình tuyển sinh:

STT

Nội dung

Thời gian

1

Nhận hồ sơ và sơ duyệt

30/06/2022

2

Tổ chức phỏng vấn

07/2022

4.Điều kiện dự tuyển:

4.1. Về văn bằng:

Có bằng tương đương bằng thạc sĩ năm thứ nhất theo chuẩn Châu Âu hoặc bằng đại học/kỹ sư tốt nghiệp có thời gian đào tạo từ 4 năm trở lên, đạt loại Khá trở lên.

Các ngành thuộc nhóm ngành báo chí và thông tin (MS 832) không cần học bổ sung kiến thức

Những ngành khác cần học bổ sung kiến thức tại IFI các học phần sau trước khi tham gia phỏng vấn:

STT

Tên học phần

Số giờ lý thuyết

1

Nhập môn HTML

12h

2

Kiến thức cơ bản về SIC (Khoa học thông tin và truyền thông)

12h

3

Kiến thức cơ bản trong truyền thông tổ chức

12h

4

Sản xuất nghe nhìn

12h

5

Thiết kế đồ họa

12

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỗi môn học sẽ có một bài kiểm tra hết môn. Đồng thời, sau khi học các học phần bổ sung kiến thức, các thí sinh sẽ thực hiện 1 bài luận tiểu luận theo mẫu của chương trình.

4.2. Về tiếng Pháp: đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

Tại thời điểm chính thức nhập học: Tối thiểu có trình độ tiếng Pháp bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về chuẩn ngôn ngữ (CECR) hoặc tương đương;

Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của trường đại học nước ngoài mà ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Pháp;

Là công dân của nước có ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp.

Ghi chú: Căn cứ nhu cầu của người học, IFI có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tiếng Pháp giúp thí sinh đạt trình độ quy định trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.

4.3. Các yêu cầu khác:

Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên;

Có đủ sức khỏe để học tập;

Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời gian quy định.

IV. HỒ SƠ DỰ TUYỂN

1. Phiếu đăng ký dự tuyển điền đầy đủ thông tin và dán ảnh (theo mẫu phát hành kèm hồ sơ);

2. Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học (bản sao tiếng Pháp có công chứng hợp lệ);

3. Sơ yếu lý lịch - CV (bằng tiếng Pháp);

4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa cấp chưa quá 06 tháng;

5. Minh chứng về trình độ tiếng Pháp (bản sao có công chứng hợp lệ);

6. Ba (03) ảnh 3 × 4 (viết rõ ràng, đầy đủ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh);

7. Ba (03) phong bì (ghi rõ ràng tên, địa chỉ người nhận);

8. Phí hồ sơ: 1.050.000 đồng/ 1 hồ sơ

Các giấy tờ khác (nếu có):

-  Thư giới thiệu (không bắt buộc nhưng khuyến khích thí sinh nộp để có cơ hội được cộng điểm);

-  Bản sao có xác nhận hoặc chứng thực các tài liệu, chứng chỉ về chuyên môn, thành tích nghiên cứu, hoặc thành tích trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật và thể thao.

- Các trường hợp thuộc đối tượng cơ quan cử đi học, phải nộp đầy đủ quyết định cử đi học (hoặc công văn cử đi dự thi) của cơ quan cùng bản sao quyết định tuyển dụng, tiếp nhận hoặc bổ nhiệm (có công chứng hợp lệ).

V. QUY TRÌNH XÉT TUYỂN

1. Các bước xét tuyển:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Viện (trong giờ hành chính) hoặc qua đường bưu điện

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng, Viện Quốc tế Pháp ngữ

Phòng 203, tầng 2, nhà C3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024.3754.9505. Hotline: 089.959.8899

Trong trường hợp không thuận tiện có thể nộp trước bản scan hồ sơ tại địa chỉ: etudes.ifi@gmail.com  /etudes@ifi.edu.vn. Hồ sơ bản chính sẽ nộp và đối chiếu tại thời điểm phỏng vấn.

Bước 2: Sơ tuyển xét hồ sơ, yêu cầu học bổ sung kiến thức (nếu có)

Bước 3: Phỏng vấn tuyển sinh.

2. Các tiêu chí đánh giá: Năng lực học tập; Năng lực ngoại ngữ; Nhận thức, trình độ hiểu biết của thí sinh về các vấn đề thuộc hoặc liên quan tới chuyên ngành, mục đích, động cơ, nhu cầu học tập, khả năng giao tiếp, hiểu và diễn đạt vấn đề theo yêu cầu (thông qua phỏng vấn); ý kiến đánh giá và ủng hộ trong thư giới thiệu.

3. Xét trúng tuyển:

Hồ sơ đầy đủ, đúng yêu cầu;

Được Hội đồng tuyển sinh đánh giá có đủ năng lực theo học chương trình. Điểm tối thiểu để được xét tuyển: 50/100 điểm;

Hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức (đối với ứng viên tốt nghiệp các ngành không thuộc ngành thông tin và truyền thông);

Sau khi đạt trình độ tiếng Pháp B2 thí sinh được đề nghị chính thức công nhận học viên.

VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡngViện Quốc tế Pháp ngữ,

Phòng 203, tầng 2, nhà C3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024.3754.9505      Hotline089.959.8899

Email: etudes@ifi.edu.vn

Website: ifi.vnu.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/IFI.VNU


global fanpage
VNU
global fanpage